Bên cạnh các lý do thông thường khi chúng ta mang quần áo ra tiệm giặt ủi như tiết kiệm thời gian và công sức, nhà cửa gọn gàng,… thì giặt khô ở tiệm sẽ giúp chúng ta bảo quản tốt hơn các loại quần áo đắt tiền, không thể giặt ướt đơn giản ở nhà.
- Khi tiếp nhận, quần áo sẽ được nhận diện qua nhãn hiệu, tên thêu để tránh lầm lẫn với hàng của người khác.
- Tiệm sẽ kiểm tra xem quần áo, đồ dùng có bị mất khuy, rách xước ở đâu không và cả đồ để quên trong túi để tránh việc phải chịu trách nhiệm về những lỗi này khi trả đồ cho khách.
- Xử lý trước các vết dơ dầu mỡ, vết bẩn do thực phẩm, để tẩy gội trước khi cho vào máy có dung dịch hóa chất để giặt (hai dung dịch thường dùng là Perc và Hydrocabon)
- Sau khi giặt, nhân viên cũng coi lại xem còn vết dơ nào không rồi là ủi phẳng phiu, treo lên móc, bọc trong túi nhựa, sẵn sàng trao trả khách hàng.
Các lưu ý mà Quang HD liệt kê dưới đây sẽ giúp cho quá trình giặt khô diễn ra dễ dàng, trôi chảy cho cả tiệm giặt ủi và khách hàng.
Loại quần áo nào nên đi giặt khô ở tiệm
Đối với các loại quần áo từ chất liệu đặc biệt như da, lụa, tơ tằm, lông thú, len dạ rất khó giữ được độ bền, form quần áo nếu các bạn giặt bằng phương pháp giặt ướt thông thường.
Đây thường là các loại vải nhạy cảm với nước, cấu trúc sợi vải dễ co rút hay kéo dãn khi giặt trong nước hay các quần áo cần giữ hình dáng và chất lượng sau khi giặt.
Vậy nên, bạn hãy chọn lọc kỹ càng các loại quần áo đem đi giặt khô (chỉ các quần áo ghi là “chỉ được giặt khô”) và không nên tự làm ở nhà. Không những thế, quần áo có chất liệu vải khác nhau cũng cần có các cách giặt khác nhau.
Kiểm tra kỹ càng quần áo
Nhiều người rất ngại mang quần áo ra tiệm do họ rất sợ sẽ gặp các lỗi như vải bị sờn lông, có vết xước, bị lem màu,… Nên để đảm bảo bạn hài lòng với quá trình giặt khô ở tiệm hãy:
- Kiểm tra trước toàn bộ các túi trong và ngoài có trên quần áo thật cẩn thận để không để quên các món đồ quan trọng như nhẫn, đồng hồ, passport… vì những thứ đó vừa có khả năng bị hư hại, vừa có khả năng làm ảnh hưởng đến quần áo của bạn
- Nhắc nhở cửa hàng về các vết bẩn, vết ố, lem màu, các phần “mong manh” trên quần áo cần được chú ý khi xử lý, các lưu ý về nhiệt độ, dung dịch tẩy rửa trên tag quần áo cũng như điều kiện của bản thân người mặc.
-
Mang quần áo đi giặt khô tại tiệm ngay khi dính các vết dơ ố từ các sản phẩm làm đẹp
Hằng ngày chúng ta sử dụng rất nhiều các sản phẩm làm đẹp có hóa chất dễ dính vào quần áo tạo nên các vết ố như lăn nách, keo/gel xịt tóc, nước hoa… Bạn đã cố gắng giặt máy nhiều lần nhưng vẫn không ra trong khi chất liệu vải của bạn ngày càng mỏng hơn, dễ rách hơn.
Có những loại quần áo chỉ nên giặt khô để làm sạch hiệu quả nhất. Vì vậy đừng ngần ngại khi mang ra tiệm để những người có chuyên môn sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề khó nhằn này.
Các sản phẩm làm đẹp thường có chất keo để giữ cho lớp trang điểm lâu trôi, nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi khi dính lên quần áo (Ảnh: impressed.hk) Giặt đồ theo bộ
Khi bạn mang đồ đi giặt khô ở tiệm nên mang cả bộ để tránh việc giặt một cái áo nhiều lần trong khi cái quần đi kèm mới giặt một lần, và kết quả là màu sắc, độ dày vải có sự khác biệt giữa quần áo trong cùng một bộ.
Các bộ vest là bộ quần áo thường được đem ra tiệm giặt ủi do cần phải được xử lý kỹ lưỡng để giữ được chất lượng của chúng (Ảnh: pridecleaners.com) Treo cả túi bóng vào tủ quần áo khi nhận lại đồ từ tiệm
Tại các cửa hàng giặt ủi, nhân viên thường treo quần áo của khách hàng đã được giặt sạch lên móc và bảo vệ quần áo khỏi bụi bẩn bằng việc che lớp túi bên ngoài. Tuy nhiên, khi đem quần áo sau khi giặt khô ở tiệm về nhà và trước lúc treo quần áo vào tủ đồ để quần áo khô thoáng.
Nhớ gỡ hết các túi bóng trước khi treo đồ vào tủ để vừa giúp tủ đồ gọn gàng, vừa tránh làm hư hại quần áo trong túi do ẩm mốc (Ảnh: pinterest.com)